Thứ Bảy, 9 tháng 5, 2020

Màng trinh là gì? Cấu tạo và chức năng của màng trinh?

Có thể nói màng trinh là “mốc son lớn” đóng dấu trinh tiết của người con gái. Đồng thời là dấu hiệu nhận biết liệu người con gái đó còn trinh nguyên, trong trắng hay không. Để giải quyết sự tò mò của các cánh mày râu cũng như chính bản thân chị em phụ nữ về các vấn đề xoay quanh màng trinh. Chúng ta sẽ đi vào bài viết dưới đây để được giải đáp màng trinh là gì và cấu tạo, chức năng,... của nó là gì nhé?

Màng trinh là gì?

Màng trinh là một lớp màng mỏng nằm cách cửa âm đạo 2-3cm. Có một hay nhiều lỗ để kinh nguyệt thoát ra khi đến kỳ. Màng trinh mang đặc điểm là có rất nhiều mạch máu siêu nhỏ đan vào nhau nên thông thường, nếu màng trinh bị rách sẽ có một chút máu kèm theo. Độ mỏng dày của màng trinh tùy theo từng người mà cũng có sự khác nhau nhất định. Có người sinh ra đã không có màng trinh; người khác lại có màng trinh quá mỏng (có thể bị rách lúc nào mà chúng ta không hề hay biết) hoặc quá dày (trải qua sinh đẻ nhiều lần rồi mà vẫn chưa bị rách) hoặc màng trinh bị bịt kín (phải mổ). 
Màng trinh là gì?

Cấu tao của màng trinh

  • Màng trinh có cấu tạo dạng một lớp màng mỏng mềm mại. Có khả năng co giãn, gấp nếp.
  • Màng trinh hầu như không hề có dây thần kinh. Chính vì vậy, chị em phụ nữ thường không có cảm giác nào về sự có mặt của màng trinh trong cơ thể mình.
  • Theo cấu tạo bình thường thì một màng trinh sẽ có một hay nhiều lỗ nhỏ tùy vào hình dạng của màng trinh. Những lỗ nhỏ này sẽ giúp máu kinh có thể thoát ra ngoài hàng tháng khi đến kỳ kinh nguyệt. 
  • Kích thước lỗ giữa màng trinh là khác nhau ở mỗi người. Có thể chỉ hẹp vừa một ngón tay nhưng đôi khi cũng có thể co giãn linh hoạt. Dao động tối đa lên đến chiều rộng hơn khoảng hai ngón tay. 
  • Nhưng hiện nay vẫn tồn tại một dạng màng trinh không có lỗ. Đây là một loại dị tật. Khi đến tuổi dậy thì, dị tật này làm việc chảy máu kinh nguyệt diễn ra khó khăn. Có thể gây ra nhiều biến chứng cho phái nữ độ tuổi dậy thì.
Cấu tạo của màng trinh

Chức năng của màng trinh?

Đã đóng vai trò là một cơ quan trong cơ thể, màng trinh cũng giống như các cơ quan khác. Đều gánh trách nhiệm, thực hiện các chức năng nhất định góp phần làm cơ thể khỏe mạnh: 
  • Giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về phụ khoa: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi người phụ nữ còn giữ được trinh tiết. Thì tỉ lệ mắc các bệnh phụ khoa, viêm nhiễm vùng kín sẽ thấp hơn những người không còn trinh tiết. vì lớp màng này có tác dụng hiệu quả trong việc giảm thiểu nguy cơ vi khuẩn gây bệnh xâm nhập.
  • Ngăn ngừa bụi bẩn: Vì vị trí của màng trinh nằm chắn ngay lối vào của âm hộ, âm đạo. Nên màng trinh có chức năng tương tự tấm lá chắn ngăn ngừa dị vật, bụi bẩn độc hại từ môi trường bên ngoài đi vào sâu bên trong âm đạo. Như vậy sẽ ngăn ngừa việc mắc các bệnh lý về phụ khoa.
  • Các nghiên cứu còn cho biết, sự tồn tại của màng trinh không hề có tác động ảnh hưởng nào đến quá trình giao hợp. Hiện nay có tới 60% phụ nữ có cấu tạo màng trinh mỏng, dễ bị rách và họ hoàn toàn không cảm nhận được nó. Thông thường thì phụ nữ chỉ bị đau khi quan hệ lần đầu tiên, cò về sau thì không còn đau nữa mà dễ dàng hòa hợp hơn.
  • Vì cấu tạo màng trinh còn có các lỗ nhỏ nên nó còn giúp máu kinh nguyệt mỗi tháng được lưu thông ra ngoài tốt hơn
  • Ngoài ra, chức năng của màng trinh còn giúp điều tiết lượng dịch nhầy được tiết ra ở “vùng kín”. Hài hòa hơn với môi trường âm đạo, đảm bảo không phát triển loại vi sinh vật có hại.

Các dạng màng trinh thường gặp

Như đã đề cập ở trên thì mỗi người sẽ có cấu tạo màng trinh và các dạng màng trinh khác nhau. Theo kết quả nghiên cứu về phụ khoa cho biết hiện nay có 6 loại màng trinh chủ yếu sau đây:
Màng trinh hình tròn
Loại màng trinh này khi bị rách sẽ khiến chảy máu nhiều hơn các dạng màng trinh khác. Màng trinh hình tròn sẽ bao bọc, che kín âm đạo theo hình bầu dục. Khi có tác động, nó sẽ rách theo nhiều đường ly tâm.
Màng trinh hình khuyên
Đây là loại màng trinh khá phổ biến, nó cũng bao quanh âm đạo, có dạng hình tròn đều. Phái nữ có thể cảm nhận trực tiếp khi dùng ngón tay.
Màng trinh hình lá
Dạng màng trinh này có thể khiến cho nữ giới không bị chảy máu trong lần đầu tiên quan hệ. Vì nó có độ co giãn khá cao, dương vật khi xâm nhập vào lớp màng này sẽ tự động phối hợp ép mình theo hướng của dương vật.
Màng trinh hình lưỡi liềm
Cũng là một loại màng trinh phổ biến ở nữ giới. Khi có tác động ngoại lực hay khi quan hệ. Màng trinh này sẽ rách theo dạng một đường thẳng ở giữa.
Màng trinh hình lỗ
Loại màng tỉnh này khá hiếm gặp, lớp màng này khá cứng, dẫn đến dương vật khó xâm nhập vào sâu bên trong. Nếu như nữ giới nào sở hữu loại màng trinh này sẽ thường phải sử dụng phương pháp tiểu phẫu để loại bỏ lớp màng này. 
Màng trinh hình cây cầu
Tên gọi như vậy bởi vì loại màng trinh này có hình dạng gần giống với cây cầu. Có thể bị rách hay không rách tùy theo từng trường hợp. Nếu kích cỡ dương vật quá to thì màng này có thể sẽ bị rách. Ngược lại, nếu dương vật nhỏ thì khó có thể làm rách loại màng trinh này.
Như vậy vừa rồi chúng tôi đã cung cấp chi tiết thông tin hữu ích để giải đáp câu hỏi thắc mắc của các bạn “Màng trinh là gì?”. Đồng thời cũng đề cập đầy đủ đến cấu tạo, chức năng và các dạng màng trinh thường gặp hiện nay. Hi vọng các bạn đã có cái nhìn rõ ràng và khoa học hơn về màng trinh của nữ giới. 

Bài viết liên quan:

Như vậy qua bài viết Màng trinh là gì? Cấu tạo và chức năng của màng trinh? hi vọng sẽ giúp cho phái nữ có cái nhìn khoa học hơn về màng trinh. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua đường dây nóng sau:








Previous Post
Next Post

post written by:

0 nhận xét: